08 phương pháp tính "saving" trong quản lý mua hàng (phần 1)

Ngày tạo 17/05/2022

 -  1.832 Lượt xem

Cắt giảm chi phí trong mua hàng là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để giúp công ty tối thiểu hoá chi phí đầu vào và tối đa hoá lợi nhuận. Để thực hiện được, công ty cần triển khai rất nhiều phương án khác nhau và ứng dụng linh hoạt các phương pháp, đo lường mức độ hiệu quả. Tuy nhiên, để tính toán chuẩn xác được giá trị và đo lường được những lợi ích của việc cắt giảm chi phí thì đòi hỏi người mua hàng cần có kiến thức vững chắc và nắm chắc được các công thức quan trọng. Trong bài viết này, bạn sẽ được tìm hiểu 8 cách tính lợi ích trong việc cắt giảm chi phí mua hàng. 

Trước tiên, ứng với các phương pháp cắt giảm chi phí sẽ là 8 lợi ích thu được sau đây:

1.Giảm giá sản phẩm hoặc dịch vụ và các chi phí thu mua khác

2.Giảm giá theo sản lượng

3.Chiết khấu (dùng cho các trường hợp theo doanh số/số lượng trong một khoảng thời nhất định).

4.Thay đổi/thay thế các thông số kỹ thuật hiện có (nhưng vẫn giữ nguyên chất lượng/hiệu dụng)

5.Giảm tồn kho

6.Cải thiện các điều khoản thanh toán (thanh toán dài hơn…)

7.Đàm phán các giao dịch không lặp lại

8.Bất kỳ lợi ích cố định nào khác được chứng minh bằng hồ sơ, chứng từ (tìm nguồn cung bên ngoài, chênh lệch giữa thuê và mua) 

 

Tuy nhiên, bạn cần phân biệt với những lợi ích không được chấp nhận sau đây để tránh nhầm lẫn:

1.Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái
2.Phòng tránh rủi ro (hợp đồng đặt giá trong tương lai)
3.Chiết khấu khi thanh toán sớm (giảm giá, chiết khấu khi thanh toán sớm hơn)
4.Tiết kiệm thời gian hoặc thao tác do cải tiến quy trình (giảm số lượng nhân công)
5.Cải thiện số lượng/chất lượng trong quản lý thông tin
6.Giảm chi phí do thay đổi khối lượng sản xuất hoặc sử dụng ít hơn
 

Chi tiết hơn, chúng ta sẽ đến với 8 phương pháp tính cụ thể như sau:

[1] Giảm giá sản phẩm hoặc dịch vụ

 

Ứng dụng: 

Việc giảm giá đối với sản phẩm hiện hữu ( hoặc sản phẩm mới) theo 2 trường hợp:

- Thương lượng lại giá với nhà cung cấp hiện hữu
- Thực hiện lại việc tìm nguồn (hàng này) với nhà cung cấp mới hoặc gom số lượng cho một/một số NCC (để đàm phán tốt hơn)
 
Các tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm cần phải được so sánh tương đồng
 
Nếu có thể, giá cũ phải được điều chỉnh với 1 chỉ số chung hoặc chỉ số theo ngành hàng cụ thể.
 

Phép tính:

         Trung bình giá của năm trước x Các nhân tố điều chỉnh) – Giá mới) x Sản lượng thực tế

 

Ví dụ: 

  • 5,000 mặt hàng được mua năm ngoái với giá $100/ mặt hàng
  • Tỷ lệ điều chỉnh là 20% (CPI hoặc chỉ số ngành hàng)
  • 2,000 chiếc được mua năm nay với giá mới $80/ mặt hàng với các điều khoản và điều kiện không đổi.
  • Lợi ích = (( 100 x 120%) -  80) x 2000 =  80,000$
  • Nếu đơn giá thay đổi trong năm thì cần xác định giá trung bình để so sánh giữa năm mới và năm cũ
- Tổng số tiền trên hóa đơn chia cho số hàng đã nhận = giá trung bình trên một đơn vị
- Tùy thuộc vào sự biến động, khoảng thời gian cho phép tính này có thể là mỗi quý hoặc mỗi năm
 

[2] Chiết khấu giá cho số lượng

 

Ứng dụng

• Cơ cấu chiết khấu theo sản lượng mới hoặc cơ cấu chiết khấu cải thiện từ cơ cấu cũ được cung cấp bởi các nhà cung cấp hiện tại hoặc nhà cung cấp mới
• Điều quan trọng là chỉ áp dụng giá chiết khấu cho sản lượng bị ảnh hưởng chứ không phải cho tổng sản lượng được mua
- Các lợi ích sẽ được tích lũy theo các tỷ lệ khác nhau khi áp dụng cơ cấu chiết khấu theo từng cấp
 

Phép tính

• (Trung bình giá của năm trước x các nhân tố điều chỉnh) – Giá mới) x Sản lượng thực tế
 

Ví dụ

• 3.000 kg được mua vào năm ngoái với giá 50 USD / kg
• Điều chỉnh (chỉ số ngành hàng) 0,9
• Cơ cấu giá mới : $45 /kg cho 2.000kg đầu tiên, $40/ kg nếu trên 2.000 kg
• 4.000 kg được mua trong năm nay, với tất cả các điều khoản và điều kiện khác không thay đổi
• Lợi ích = (($50  x 0,9) - $ 45) x 2000 + (($ 50 x 0,9) - $ 40) x 2000 = 0 + $ 10,000 = $ 10.000
 

[3] Chiết khấu sau khi kết thúc hợp đồng

 

Ứng dụng

• Nhà cung cấp đưa ra mức giảm giá vào cuối năm dựa trên tổng sản lượng mua hàng trong năm.
• Giảm giá có thể là
- Tỷ lệ phần trăm cố định/ theo bậc - trong trường hợp đó, nó có thể được xử lý như một khoản chiết khấu đơn giản, hoặc
- Một số tiền được tính toán có tham chiếu đến sự thay đổi giá thị trường trong năm – trong trường hợp đó, số tiền này không được biết cho đến cuối năm.
• Khoản giảm giá có thể được ghi nhận như một khoản giảm chi phí (chi phí âm) hoặc như một khoản thu nhập bổ sung.
 

Phép tính

• Khi phần trăm chiết khấu được cố định / theo bậc ((Giá tr.bình của năm trước x hệ số điều chỉnh) - Giá mới) x sản lượng thực tế
• Khi khoản giảm giá được tính vào cuối năm
  Lợi nhuận = Chiết khấu tiền mặt
 
Ví dụ 1:
 
• Hợp đồng cho thuê xe hơi cho ta khoản chiết khấu 5% trên tổng số tiền đã thanh toán cả năm (tổng kết vào cuối năm )
• Tổng giá trị hóa đơn trong năm = $50.000
• Lợi nhuận = 5% x $50.000 = $2500, giả sử không sử dụng hệ số điều chỉnh

Ví dụ 2:

• Hợp đồng hàng không quy định một khoản giảm giá tùy thuộc vào khối lượng mua và sự thay đổi giá thị trường trong năm
• Số tiền hoàn trả được nhận lại vào cuối năm = $10.000
• Lợi nhuận = $10.000

 

Trong phần 2, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu 5 phương pháp tính lợi ích cắt giảm chi phí còn lại.

 

Web Admin

 
 
Gọi (028) 3514 2046